Hướng dẫn học lấy bằng lặn biển quốc tế ở Nha Trang

Trước đây, khi xem TV về những phóng sự khám phá đáy biển, san hô… mình đã từng ao ước 1 lần có cơ hội được trải nghiệm điều đó, sau 1 thời gian đi du lịch ở nhiều vùng biển, cũng có thử lặn cùng với tourguide thì nhận ra rằng việc có bằng lặn biển quốc tế có rất nhiều ích lợi như: Được lặn sâu, ngắm nhìn trải nhiều cảnh đẹp hơn, chủ động hơn và chi phí cũng rẻ hơn.

Video bơi cùng đàn cá khá đông đúc.

Theo tìm hiểu, mình được biết là lặn biển được chia làm 2 môn nhỏ là Free Diving (lặn tự do, không sử dụng bình thở) và Scuba Diving (lặn sử dụng bình dưỡng), và để thuận tiện cho việc đi lặn ở nhiều vùng lặn khác nhau, ở Việt Nam mọi người thường sẽ chọn học 1 trong 2 loại bằng được cấp bởi 2 tổ chức lớn nhất thế giới. Đó là PADI (Hiệp hội thợ lặn chuyên nghiệp thế giới – của Mỹ) và SSI (Trường lặn quốc tế – Thái Lan). Và, cũng sẽ được chia ra nhiều cấp bậc khác nhau dành cho từng độ sâu: Open water (tối đa 18m), Advance Open water,Dive Master ,Instructor v.v  và có giá trị ngang nhau trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, giá của khoá lặn PADI thường có chi phí cao hơn.

Bằng lặn biển quốc tế SSI trên mobile apps.
Bằng lặn biển quốc tế SSI trên mobile apps.

Để học lặn, có nhiều trung tâm có thể giúp bạn đi học và cấp bằng, tranh thủ thời gian rảnh mình quyết định học ở Nha Trang, tiện cho chuyến đi Hòn Hải ngay sau đó, cũng như được anh bạn giới thiệu. Khoá học Open Water Diver bằng SSI thường sẽ phải học 3 ngày, nếu bạn không được nghỉ, 1 số trung tâm hình như có cho học 1 buổi ở hồ bơi trong TP HCM và 2 ngày thực hành biển ngoài Nha Trang. Mình chọn khoá học 3 ngày ở Angel Dive Nha Trang với chi phí là 300$ (khoảng 6tr8), bao gồm ăn trưa, ăn nhẹ, đưa đón tại Nha Trang, để có cơ hội đi lặn biển 3 ngày, lặn được nhiều hơn. 7h sáng, từ thành phố Nha Trang, xe đón tại khách sạn, theo hướng dẫn của anh guide người Việt Nam, mình lên tàu ra Hòn Mun, song song trong quá trình di chuyển sẽ được hướng dẫn những vấn đề cần lưu ý dành cho 1 thợ lặn, 1 người chơi lặn biển.

Hòn Mun. Nha Trang - địa điểm lặn quen thuộc.
Hòn Mun. Nha Trang – địa điểm lặn quen thuộc.
  • Kiểm tra bình dưỡng khí
  • Kiểm tra áo, ống thở, đồng hồ…
  • Cách lắp áo và bộ thở vào bình dưỡng khí.
  • Đặc biệt là các tình huống gặp phải và cần xử lý khi lặn biển: đau tai, hết khí, rớt miệng thở, lau kính…

Mình quên liên tục, và anh instructor nhắc nhở.

Lặn biển ở Nha Trang
Chui qua 1 hang đá dưới độ sâu khoảng 12m.
Lặn biển ở Nha Trang
Lặn biển ở Nha Trang

Lặn biển ở Nha Trang  Trong suốt 3 ngày huấn luyện, bạn sẽ được học từng chút một, thực hành dưới nước từ độ sâu 5 – 10 – 18m, 18m cũng là giới hạn của bằng lặn Open Water Diver… Và đặc biệt, sau khi được hướng dẫn, sẽ cùng anh instructor bơi khám phá các rạn san hô và cá ở Hòn Mun.

Con cá đặc biệt, trông như 1 tảng đá bất động dưới độ sâu khoảng 10m.
Con cá đặc biệt, trông như 1 tảng đá bất động dưới độ sâu khoảng 10m.
Hải sâm, trông như 1 con giun khổng lồ.
Hải sâm, trông như 1 con giun khổng lồ.
1 đàn cá tương tự như cá hổ.
1 đàn cá tương tự như cá hổ.

Con cá chình, độ dài sẽ rơi vào khoảng hơn 1m.
Con cá chình, độ dài sẽ rơi vào khoảng hơn 1m.
Một loại hải quỳ dưới biển.
Một loại hải quỳ dưới biển.

Khó khăn và gây khó khăn mình nhất là việc bơi & nín thở không tốt, điều này dường như không ảnh hưởng nhiều lắm đến môn Scuba Dive, vì đều có bình thở & chân vịt trong suốt thời gian chơi. Tất nhiên, bạn nên biết bơi để có thể xử lý tốt hơn nếu chẳng may gặp sự cố.

Bữa ăn nhẹ trên tàu khi đi học lặn ở Angel Dive.
Bữa ăn nhẹ trên tàu khi đi học lặn ở Angel Dive.

Giữa mỗi dive (lượt lặn), sau khi mất khá nhiều sức lực, bạn sẽ được cung cấp bữa ăn nhẹ gồm có bánh mỳ, 2 quả trứng luộc, ít dưa leo… và tráng miệng bằng dưa hấu. Khá chán và khô, do đó bạn nào nếu không quen nên tự chuẩn bị thêm đồ ăn, tuy nhiên đừng ăn no quá, sẽ gây khó khăn cho lượt lặn sau. Khoảng 1h, Sau 2 dive (2 lượt lặn), xen kẽ những bài học, đoàn quay về ăn trưa tại văn phòng của Angle Dive. Bữa ăn lúc này đầy đủ hơn, kèm với 1 ly sinh tố trái cây. Mình thấy học lặn không khó, cũng có thể do mình đã thử lặn biển scuba diving (có tourguide hướng dẫn) 2 lần trước đó, 1 lần ở Hòn Mun, 1 lần ở Gành Nhảy… do đó không có cảm giác sợ nước. Tuy nhiên, mình vẫn sử dụng khá nhiều hơi dẫn đến nhanh hết bình hơn người khác, tour lặn cũng ngắn hơn.

Chú Dung hướng dẫn lặn san hô tại Ghềnh Nhảy
Chú Dung hướng dẫn lặn san hô tại Ghềnh Nhảy
Team Go Explore sau khi lặn san hô tại Ghềnh Nhảy
Team Go Explore sau khi lặn san hô tại Ghềnh Nhảy

Trong quá trình học, bạn cũng được hướng dẫn đọc tài liệu của SSI, bằng tiếng Anh. Và sau 3 ngày huấn luyện, bạn sẽ cùng instructor của mình làm 1 bài test để ôn lại kiến thức và cấp chứng chỉ lặn. Và chứng chỉ SSI sẽ được gửi qua mail và trong mobile apps, sau này khi bạn tham gia lặn, chỉ cần đưa chứng chỉ này cho bên cung cấp tour, họ sẽ cho phép bạn lặn.

Bằng lặn biển quốc tế SSI trên mobile apps.
Bằng lặn biển quốc tế SSI trên mobile apps.

Mình sinh ra ở vùng núi, biển đảo với mình khá lạ lẫm và hấp dẫn, dù rằng hiện nay vẫn dành tình cảm cho những ngon núi hơn. Và tranh thủ khoảng thời gian nghỉ ngơi sau khi kết thúc công việc, mình quyết định thử cho mình 1 trải nghiệm mới: lặn biển (Scuba Dive)… và kết hợp giữa việc học lấy bằng lặn biển cũng như khám phá thế giới đại dương. Đây có thể là 1 khởi đầu khác, mặc dù chi phí cho môn lặn biển này không hề rẻ, nhưng mình chắc chắn là đó sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời.

]]>