Kinh nghiệm vận hành tốt trên Airbnb và kinh doanh homestay hiệu quả

Như bạn đã biết, Cường đã bước chân vào kinh doanh Airbnb được 1 thời gian với 2 hình thức: Nhà Phố & Căn hộ chung cư. Sau khoảng 1 năm vận hành với mô hình đơn giản, tinh gọn nhất, với Cường giờ đây kinh doanh trên Airbnb khá nhẹ nhàng. Bài viết này chia sẻ cách vận hành việc cho thuê nhà trên Airbnb và kinh doanh homestay hiệu quả, phù hợp với các mô hình mới, nhỏ và ít phòng.

Nhân sự cần thiết cho 1 homestay hay mô hình kinh doanh Airbnb là gì?

Người đầu tiên, quan trọng nhất là quản lý buồng phòng homestay.

Với các mô hình nhỏ như của Cường (1 -2 phòng/listing) này thường là chủ của homestay và sẽ kiêm nhiệm luôn sale. Còn nếu không, bạn có thể thuê Co-Host để đảm nhận các phần việc này.

Với vai trò quản lý, nhân sự này sẽ có nhiệm vụ cơ bản:

  • Đưa phòng lên các kênh bán phòng, như Airbnb hay các hệ thống OTA tương tự.
  • Tương tác với khách hàng, xử lý sự cố phát sinh…
  • Làm việc với chị lao công, dọn dẹp…
  • Làm việc với các đối tác sale, sửa chữa, hay thanh toán các chi phí khi vận hành.
  • …. ngàn việc không tên khác để phục vụ khách hàng tốt nhất.

Kinh doanh trên Airbnb thì không yêu cầu chất lượng phòng quá cao như Khách sạn,  khách du lịch khi chọn mô hình Airbnb này để đặt phòng cũng hiểu, tuy nhiên họ sẽ có quyền yêu cầu những thứ bạn viết trên mô tả listing. Bạn quản lý này sẽ cần giải quyết tất tần tật những vấn đề thường xảy ra với khách như: Không mở được máy lạnh, không xài được wifi, 1 số tiện ích cần thêm hay sửa chữa như bàn là, máy sấy tóc…

Bên cạnh đó, việc tương tác với khách qua công cụ chat Airbnb hay tư vấn các địa điểm du lịch, xe cộ cũng là 1 phần công việc. Nó là 1 điểm cộng rất lớn để có thể lấy 5 sao review từ khách trên Airbnb.

  • Xem thêm: Những cách lấy 5 sao review của khách du lịch trên Airbnb
  • Tầm quan trọng của review 5 sao trên Airbnb. 

Với các mô hình nhỏ, thì mình chỉ bán phòng qua Airbnb, quản lý trực tiếp bằng Google sheet, tuy nhiên nếu nhiều phòng thì bạn sẽ cần làm ở nhiều kênh khác nhau như Booking, Luxstay, Agoda… và lúc đó sẽ cần các phần mềm để hỗ trợ quản lý.

Đối với nhân sự quản lý co-host, bạn có thể thuê theo tình hình đặt phòng với chi phí khoảng 15% trên mỗi booking. Còn nếu muốn tự làm, bạn đọc thêm 1 số bài viết mà mình chia sẻ:

Người quan trọng thứ 2: Cô lao công, dọn phòng ở homestay

Homestay của bạn có thể hơi xa, nhà của bạn có thể hơi cũ… nhưng nếu sạch sẽ và tương tác tốt với khách, bạn vẫn sẽ được khách bỏ qua. Và để giữ cho căn hộ luôn sạch sẽ thì vai trò của cô lao công khá quan trọng.

Nhiệm vụ của cô lao công cần làm:

  • Thay chăn, drap & khăn mới cho khách.
  • Bổ sung các vật dụng như: kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm… từ kho có sẵn.
  • Dọn vệ sinh tủ lạnh, bếp…
  • Lau dọn sạch sẽ, đặc biệt là toilet.

Và đặc biệt là mùi, hãy xông tinh dầu hay xịt phòng để căn phòng hạn chế mùi ẩm mốc, hôi… sẽ giúp khách của bạn dễ chịu hơn.

Đối với cô lao cộng, bạn có thể thuê theo giờ trên các group hay theo lần dọn phòng với chi phí khoảng 50 – 70k/giờ.

Vì mình làm căn nhỏ, nên sẽ nhờ luôn cô lao công quen phụ trách việc giặt drap, khăn hoặc mang qua chỗ giặt ủi luôn.

Bạn cũng có thể thông qua các ứng dụng như bTaskee hay jupviec để tìm người giúp việc theo giờ nhé- Mình có bài review chi tiết 2 ứng dụng này cho bạn tham khảo.

 

3 bước mà mình vận hành căn hộ cho thuê trên Airbnb:

Với căn hộ studio tại chung cư Nguyễn Thái Bình (1 tòa nhà cũ từ thời trước 1975), mình đang cho thuê trên Airbnb, thì mình tối ưu tất cả các bước vận hành khá đơn giản, bạn có thể tham khảo như sau:

Bước 1: Tương tác với khách qua Airbnb 

Sau khi tối ưu phòng của mình, với đầy đủ hình ảnh, thông tin trên Airbnb, khách sau khi đặt phòng sẽ nhận được các thông tin cần thiết như:

  • Địa chỉ chính xác của căn hộ: số phòng, số nhà, phường, quận bằng Tiếng Anh.
  • Hướng dẫn đi từ sân bay đến căn hộ của mình.
  • Cách để tìm đúng phòng, và mở cửa để nhận phòng, ở đây, mình cho khách self checkin, tức là tự nhận phòng.
  • Hỏi thăm về thông tin của khách, chuyến đi của khách, để có thể nhận được thông tin đăng ký lưu trú và giờ khách check in – check out.

=> Tham khảo: Các mẫu câu trả lời host Airbnb cần có sẵn.

Bước 2: Giúp khách tự check in, check out:

Mình chuẩn bị file check in guide trên Airbnb và gửi cho khách, sẽ bao gồm text và hình ảnh từng bước mẫu để khách dễ dành tìm kiếm. (Xem bài: Hướng dẫn cách làm check in guide).

Vì khu chung cư này có sử dụng thang máy có chú quản lý & thu tiền, do đó mình làm việc với các chú quản lý thang máy và trả tiền để họ support khách khi đến: Khách không cần trả tiền thang máy, và khi đọc số phòng, sẽ được dẫn lên hoặc hướng dẫn chi tiết.

Thay vì dùng ổ khóa thông thường, mình sẽ sử dụng khác số, hiện nay có rất nhiều loại khóa số giúp cho việc khách tự vào khá dễ, tùy vào ngân sách, nếu nhiều tiền thì bạn dùng các ổ khóa thông minh, điện tử ( https://lexuancuong.com/khoa-thong-minh ) hay ít tiền thì dùng khóa mã số thông thường: https://lexuancuong.com/khoa-ma-so

Để giúp tự check in dễ hơn, nếu như căn nhà bạn có không gian chung như bếp, phòng khách… quầy lễ tân, bạn có thể mua 1 camera có loa thoại để tương tác giúp cách vào nhà và sử dụng dễ dàng hơn.

Mình đang dùng con này: https://lexuancuong.com/camera-xiaomi rất dễ set up, giá rẻ hỗ trợ đàm thoại.

Lưu ý: bạn không được hướng camera vào khu vực phòng ngủ, hay toilet. Đối với mã số thì cũng thường xuyên thay đổi. Và trên Airbnb cũng ghi rõ là bạn có gắn camera ở đâu, phụ vụ cho việc check in và an ninh.

Và khi khách check in rồi, mình sẽ gửi cho khách hướng dẫn sử dụng nhà:

  • Wifi
  • Cách dùng máy lạnh, máy nước nóng, máy giặt…
  • Cách gom rác và đổ rác khi đầy.
  • 1 số vấn đề thường gặp…

Gửi thêm 1 số recommend cho khách như nhà hàng ăn uống, bến xe, các địa điểm du lịch nổi tiếng.

Bước 3: Vệ sinh căn hộ sau khi check out

Sau khi khách check out, mình hẹn cô dọn vệ sinh đến để dọn phòng. Và lấy luôn drap, khăn tắm tại tiệm giặt ủi.

Khi dọn phòng thì đồng thời bổ sung thêm dầu gội, sữa tắm, giấy vệ sinh… nếu như đã hết. Các cái này mình sẽ để gọn 1 góc ở trong nhà, và khoảng 1 – 2 tháng lại mua thêm vào.

Đồ dơ cô lại mang ra gửi tiệm giặt ủi sạch sẽ.

Như vậy, với 3 bước đơn giản và tối ưu nhân sự, mình vận hành khá đơn giản, cô giúp việc cũng đã quen việc, và khoảng 2 – 3 tuần mới ghé nhà để thêm đồ hoặc kiểm tra.

Nhưng vận hành căn hộ Airbnb không chỉ có thế

Ngoài 3 bước này còn khá nhiều vấn đề sẽ phát sinh trong ngành dịch vụ này, và bạn sẽ tích lũy dần trong quá trình vận hành quản lý. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nhiều hơn trong công việc kinh doanh homestay và kiếm tiền trên Airbnb.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm 1 số bài viết về chủ đề này trên blog hay đăng ký bán phòng tại đây:  https://lexuancuong.com/dang-ky-host-airbnb hay https://www.airbnb.com/r/cuongly

Cường mời bạn tham gia làm host Airbnb
Cường mời bạn tham gia làm host Airbnb
  1. Hướng dẫn đăng ký tài khoản và mã giảm giá Airbnb 47$
  2. Chi tiết từng bước một cách đăng bán phòng homestay trên Airbnb
  3. 5 kinh nghiệm thiết yếu cho người mới kinh doanh Airbnb, kiếm tiền từ việc đón khách du lịch
  4. Kinh doanh trên Airbnb cần bao nhiêu tiền?
  5. Làm host, kinh doanh trên Airbnb: làm dịch vụ để biết cảm thông hơn khi đi du lịch
  6. Khách du lịch quan tâm điều gì khi đặt phòng homestay qua Airbnb, host cần phải biết

 

BONUS THÊM VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ BÁN PHÒNG QUA BOOKING.COM

Hiện nay các bạn sẽ mất hoa hồng 15% cho mỗi đặt phòng, nhưng nếu đăng ký qua đây thì bạn sẽ miễn phí hoa hồng 15% cho 5 đặt phòng đầu tiên nhé: https://lexuancuong.com/host-booking

Đăng ký bán phòng booking.com
Đăng ký bán phòng booking.com

 

 

1 bình luận về “Kinh nghiệm vận hành tốt trên Airbnb và kinh doanh homestay hiệu quả”

Viết một bình luận