Những lưu ý giúp bạn chống VẮT khi trekking trong rừng

Vắt có hình dạng giống như đỉa, có khả năng bám và leo lên quần áo, cơ thể người để hút máu. Khi hút máu vắt sẽ tiết ra chất chống đông máu khiến cho máu chảy liên tục và rất khó để cầm máu. Vết cắn của vắt dễ gây ngứa, khó chịu.

Mùa mưa, khi lựa chọn phượt trekkingleo núi trong rừng thì việc phải đối mặt với vắt khá thường xuyên.
Bài viết này chia sẻ 1 số kinh nghiệm mình tự tích lũy được, cũng như được chia sẻ từ nhiều người, hy vọng sẽ giúp cho các bạn chống lại vắt phần nào.
  • – Lựa chọn trang phục che kín các vị trí vắt dễ chui vào như cổ áo, tay áo, ống quần bằng cách đi giày, quần áo dài, găng tay, áo kín cổ, tất cao che luôn quần hoặc sử dụng thêm bó gấu, các loại quần có gấu thun, sẽ che kín phần chân, đây là nơi vắt dễ chui vào nhất.
  • – Thuốc chống vắt, mua và bôi từ chân kéo lên đầu gối, phần hông bụng, cổ, tay… Hỏi thuốc DEP ở các nhà thuốc, khá nhỏ gọn và rẻ.
  • – Không nên đứng yên hoặc ngồi quá lâu 1 chỗ. Khi ngồi nghỉ nên lựa tảng đá hoặc nơi khô ráo, tránh những khu vực có nhiều lá cây mục, rậm rạp, ẩm thấp.
  • – Khi thấy vắt trên quần áo cần hất ra ngay, tránh để vắt chui vào cơ thể.
  • – Khi vắt cắn, nên khơi nhẹ vào đầu vòi để nó nhả từ từ rồi hất ra ngoài, 1 số trường hợp dùng muối hoặc bật lửa đốt vào con vắt nó sẽ tự nhả (chưa thử).
  • – Vết thương bị vắt cắn thường lâu đông máu, nhưng không quá nguy hiểm, bình tĩnh rửa sạch rồi giữ thật chặt 1 lúc lâu, dùng băng cá nhân dán chặt và tiếp tục di chuyển. Tầm 30p nghỉ chân kiểm tra và thay băng nếu cần.
Mùa mưa, việc trekking trong rừng sẽ thường xuyên đối mặt với vắt. Chúc các bạn có 1 chuyến đi vui vẻ và thành công.

Viết một bình luận