javascript:void(0);

Nhập thông tin bạn cần tìm ở đây nhé!

Đảo Cù Lao Xanh – làng chài Nhơn Châu bình yên ở Quy Nhơn

Đến Quy Nhơn sau 1 ngày phơi nắng ở Phú Yên, lủng lốp xe và phải lên xe khách. Và rồi theo lời tư vấn của bạn bè, mình có 1 ngày khám phá đảo Cù Lao Xanh, hòn đảo hoang sơ phía Nam Quy Nhơn. Không có những bờ cát trắng dài, biển trong xanh hay bất kỳ hình thức du lịch nào… Hòn đảo nhỏ và người dân dễ mến, những bạn thanh niên, anh bộ đội nhiệt tình… (Nhật ký hành trình đạp xe 100km 2015 – ngày thứ 10) Xem bài trước:

Hôm nay hoá ra là thứ 7, hèn gì có cảm giác mọi việc nhộn nhịp hơn, vài điểm du lịch cũng đông hơn. Dạo 1 vòng Quy Nhơn lựa cho mình mấy quán cóc ăn vào món được bạn bè tư vấn đêm qua. Đầu tiên là bánh canh chả cá, món khoái khẩu, sợi bánh bột gạo trắng đục bỏ thêm vài miếng chả cá, thêm chút ớt cay cay vừa nhìn đã thấy thèm, ăn 1 tô, định kêu thêm mà thôi dằn bụng kiếm bánh hỏi lòng heo. Tổng thiệt hại 20k cho 2 phần ăn sáng. Như sự giới thiệu của bé SV đại học Quy Nhơn ở chợ đêm hôm qua, cũng như người bạn quê Quy Nhơn, nên đi Cù Lao Xanh – hòn đảo cách Quy Nhơn tầm 25km vì nơi đó đẹp và không có khách du lịch. Nhưng trước mắt cứ dạo 1 vòng Quy Nhơn đã. Điểm đầu tiên ghé đến là mộ thi nhân Hàn Mặc Tử và bãi tắm Hoàng Hậu – bãi Trứng trong KDL Ghềnh Ráng. Vượt qua 1 con dốc cao được tỏa bóng mát bởi hai hàng cây lớn bên đường.. Dẫn vào khu mộ của Hàn Mặc Tử là một dãy bậc thang dài và đều tăm tắp.. Cách đó không xa là khu vườn thơ, nơi những câu thơ nổi tiếng được khắc thư pháp lên đá, gỗ cho mọi người cùng đọc. Ngay sát khu mộ Hàn Mặc Tử là bãi tắm Hoàng Hậu – nơi Nam Phương hoàng hậu chọn làm bãi tắm riêng của người mỗi khi đi đến vùng đất Quy Nhơn này… Những viên đá hình tròn, nhẵn xếp chồng lên nhau, nên người ta còn gọi là Bãi Đá Trứng! Từ đây có thể nhìn rõ sang bờ biển dài của Tp Quy Nhơn và dãy khách sạn, nhà hàng ven biển. Hôm nay cuối tuần, khá đông khách du lịch ghé thăm nơi đây, tranh thủ rút quan ra cảng hỏi đường đi CLX, hơi đắng chút, mất 5k để gửi xe đạp xuống bãi Trứng.  🙁 Tàu đi CLX chỉ có 1 chuyến ra / vô mỗi ngày. Nếu muốn đi đảo phải đi chuyến 12h30 tại cảng cá Quy Nhơn (hỏi tàu đi Nhơn Châu), và quay về đất liền vào sáng hôm sau chuyến 7h. Quãng đường di chuyển mất gần 3h đồng hồ. Tàu hôm nay khá nhiều hàng từ Quy Nhơn gửi về đảo, chiếc xe đạp và cả chủ nhân của nó phải lên nóc tàu để nằm.. Cứ lo lo nó tàu mà lắc thì cả người cả xe lao xuống biển có khi. Gió hiu hiu cộng với đuối, ngủ một hơi dài thì đến đảo. Hòn đảo nhìn khá rộng, từ xa đã thấy rõ con đường vòng quanh đảo, với những con dốc và ngọn núi cao. Vác xe xuống đất liền, được anh bộ đội biên phòng giữ lại và hỏi thăm giấy tờ ngay. Đảo này ngoài biên phòng, còn có một đơn vị quân đội khác nữa. Sau vài thủ tục và hỏi thăm, cũng là lúc bắt đầu cung đường khám phá dọc theo con đường bê tông. Từ đây, có thể nhìn thấy bờ biển Phú Yên từ phía xa (đảo thuộc Quy Nhơn nhưng lại ở gần Phú Yên hơn) và mặt trời bắt đầu lặn. 2 con dốc dài 10% không một bóng người, đã vậy còn gặp con dốc 14% quá ư là đuối. Xem bản đồ, chỉ mới 1/3 con đường, quyết định rẽ về hướng đường lên chốt bộ đội để đi tắt về làng, tìm đường lên hải đăng trước khi trời tối. Đảo rộng, nhưng dân cư chỉ tập trung ở khi vực phía Tây, nơi ít gió hơn. Hôm nay ở đảo có đoàn SV từ ĐH Quy Nhơn về làm tình nguyện, và trường học cũng tổ chức hội trại… Len lỏi vào làng và quay lại cảng, dừng chân uống nước, gửi xe đạp và bắt đầu leo núi hướng Hải đăng. Nhìn từ dưới, hải đăng ở đảo này khá đẹp với màu sơn Đen – trắng. Hướng đối diện là 1 cột cờ cao, gió bay phấp phới. Phải đi xuyên qua con đường đầy bậc thang, xung quanh lâu lâu lại xuất hiện vài gò mả mới đến được. Từ đây, có thể nhìn được toàn cảnh làng chài và bờ biển phía dưới, những chiếc tàu câu mực với 2 dàn đèn pha hay những chiếc thúng xanh, được gắn đèn chớp nháy (thuyền thúng ở đây nhiều cái được trang bị động cơ chứ không phải chèo tay nữa)! Hải đăng đón mình bằng bảng ghi lớn: CẨN THẬN CHÓ DỮ (gọi đt để xích chó) và tiếng sủa liên hồi. Bấm vội điện thoại rồi leo lên tảng đá (không biết có tác dụng gì không  :3 ). May sao có anh trực hải đăng xích chó lại và gọi mình vào. Chào và giới thiệu sau đó ngỏ ý xin ngủ lại đây và tham quan hải đăng.. Tuy nhiên khá hụt hẫng khi không được leo lên hải đăng cũng như nghỉ lại vì có nhiều trường hợp lung tung xảy ra – lúc này trời cũng vừa sập tối. Vòng xuống chân hải đăng và chụp hình, cũng bắt đầu tính đến phương án xuống ngủ lại với đoàn SV hoặc xin nhà dân thì được nghe tiếng gọi vào ăn cơm. Khá bất ngờ, nhưng cũng không từ chối.. Ở trạm hôm nay có 3 anh em trực, 1 anh còn trẻ (là người từ chối cho mình nghỉ lại) và 2 anh lớn tuổi hơn. Ăn cơm với rau muống xào, thịt ba chỉ kho và cá nấu chua, vừa đói vừa mệt, bữa cơm trở nên ngon lạ thường. Hỏi thăm mình rất nhiều và sau đó tại điều kiện cho ở lại sau khi kiểm tra giấy tờ cá nhân. Ngồi trò chuyện mới hiểu thêm nhiều thứ về công việc của các anh nơi đây, sự quan trọng của hải đăng với giao thông hàng hải cũng như về an ninh và chủ quyền biển. Tranh thủ xuống lại làng chài gửi xe đạp, cũng như giao lưu với bộ đội và các bạn sinh viên. Đoàn SV về hơn 50 bạn, chủ yếu tổ chức văn nghệ và tặng quà.. Chương trình văn nghệ cũng cây nhà lá vườn với các ca khúc liên quan chủ yếu về biển đảo, ca ngợi quê hương đất nước. Màn hấp dẫn nhất có lẽ là lửa trại, với sự nhiệt huyết của sinh viên, thanh niên và tuổi trẻ thì chỉ cần lửa và nhạc nổi lên, vòng tròn được kết lại và nhảy múa – mình cũng không thể đứng ngoài. 9h, chia tay các bạn SV và hẹn sáng mai đón bình minh tại hải đăng, rút quân lên núi cùng 2 anh trực trạm. Chú chó cũng bớt dữ dằn với mình hơn, giờ biết cách rồi, chỉ cần kêu tên Tây Tây là nó khá ngoan và không tấn công nữa. 5h30 sáng, dậy sửa soạn đồ và tranh thủ ra đón bình minh, hôm nay có vẻ không may mắn khi trời nhiều mây, chỉ có một vệt đỏ từ phía xa. Dọn đồ và di chuyển xuống núi, chia tay các anh trực trạm, lúc này các bạn SV cũng bắt gặp khi đang chụp ảnh ở cột cờ. Buổi sáng ở đảo thật nhộn nhịp với những mẻ cá, mực được bày bán ngay sát biển. Ở đây nổi tiếng với món bánh xèo mực, cũng là món bánh ăn sáng chủ yếu của người dân… Muốn ăn này phải tự đi mua mực, rửa và xếp hàng đợi đổ bánh. Biết mình từ xa đến, các cô các bà cũng ưu tiên đổ trước để kịp tàu về đất liền. Tổng thiệt hại 13k cho 4 cái bánh xèo mực tự mua, vừa tươi vừa ngọt! Chưa no bụng, ghé tiếp mua 2 khuôn bánh căn, ở đây chỉ có bột và chút hành, muốn ăn mực hay trứng phải mua để bỏ thêm vào. 2k cho 2 khuôn. 7h, ghé xuống đò ngang để chuyển người và xe qua tàu lớn, chia tay đảo, chia tay làng chài nhỏ và bình yên. Một ngày đầy cảm xúc và những trải nghiệm thật mới.]]>
Cường Lỳ

Cường Lỳ - trai 9x, thích du lịch & chia sẻ về du lịch!

Share
Published by
Cường Lỳ

Recent Posts

8 App Du Lịch Giúp Bạn Lên Lịch Trình Đơn Giản

Để có một chuyến du lịch hoàn hảo, bạn sẽ phải lên kế hoạch chu…

2 năm ago

Review đặt vé máy bay trên Traveloka chi tiết

Vì đặc thù công việc nên mình cũng hay phải nay đây mai đó, và…

2 năm ago

Mặc gì khi đi du lịch Nhật Bản để có ảnh “sống ảo” xịn nhất

Xứ sở hoa anh đào với cảnh sắc đẹp như tranh vẽ chính là điểm…

2 năm ago

Giúp bạn chuẩn bị hồ sơ xin visa du lịch Úc đầy đủ, chỉn chu

Úc là xứ sở của những những công trình kiến trúc độc đáo như nhà…

2 năm ago

Affiliate là gì? Kiếm tiền Từ tiếp thị liên kết như thế nào?

Nếu như bạn đã từng nghe đến khái niệm Kiếm tiền từ Affiliate hay Tiếp…

4 năm ago

“Bí kíp” bạn phải nằm lòng khi đi du lịch Lý Sơn.

“Bí kíp” bạn phải nằm lòng khi đi du lịch Lý Sơn. Đảo Lý Sơn…

4 năm ago