STREAMER, HỌ LÀ AI?
Thời gian gần đây, Streamer là thuật ngữ không còn mới với giới trẻ cũng như những người đang làm việc trong Agency nhằm ám chỉ những người sử dụng các nền tảng livestream như Facebook, Youtube… để chơi game và giao lưu cùng với fan của họ.
Theo báo cáo từ OTA Network năm 2019, số thời gian người xem bỏ ra cho việc xem các streamer chơi game đã vượt qua con số 21 triệu người/tháng. Những Streamer đình đám có thể kể đến như ViruSs, Pew Pew, Độ Mixi… có lượng fan theo dõi những buổi livestream lên đến vài chục ngàn người cùng lúc và không thua kém gì những clip livestream của celeb, người nổi tiếng… nào.
BRAND CÓ THỂ HỢP TÁC GÌ VỚI STREAMER
Nếu như trước đây, các nhãn hàng thường mặc định Streamer chỉ phù hợp để hợp tác quảng bá game thì giờ đây, với sự nhanh nhạy của các streamer, điều này không hoàn toàn chính xác. Những Streamer đều phát triển những thế mạnh riêng của bản thân để thu hút và giữ chân các fan của mình: Viruss (Âm nhạc), Độ Mixi (tâm sự, trò chuyện), Warzone (Ẩm thực, thể thao…), MisThy (Du lịch, Vlog…), Thảo Nari (đóng MV, Làm đẹp…)
Do đó hiện nay, bên cạnh việc quảng cáo game hiệu quả, Streamer còn là lựa chọn hợp lý cho các sản phẩm phần cứng, công nghệ…. Và đặc biệt, những nhãn hàng có đối tượng khách hàng trẻ (genZ) ở mọi lĩnh vực như FMCG, TMĐT, Du lịch, Thời Trang, Làm Đẹp…!
Các hình thức mà brand có thể hợp tác với các Streamer ở giai đoạn hiện tại:
– Quảng cáo sản phẩm trên sóng livestream.
– Sản xuất video hay bài viết review sản phẩm.
– Tham gia sự kiện.
Và còn rất nhiều hình thức hợp tác dựa vào sự sáng tạo của các Marketer cũng như Streamer.