Chưa bao giờ nhận mình là “phượt thủ”, tôi chỉ là 1 con người “cuồng chân” và khao khát được đi, được khám phá nhiều vùng đất mới. Những hành trình của tôi chưa đủ hoành tráng hay vĩ đại, nhưng những câu chuyện này là những câu chuyện cần được khắc ghi & lưu ý trong suốt những hành trình của bản thân.
Xin phép được chia sẻ lại với những người cùng đam mê 3 lần may mắn gần đây nhất.
Lần đầu tiên “thoát chết” là năm 2013, sau gần 1 tháng chạy xe xuyên Việt từ SG lên Sa Pa, khi nghỉ đêm tại nhà nghỉ để sáng 4.9 xuất phát hành trình sớm chinh phục Fansipan, tôi nhận được 1 inbox Facebook từ 1 người lạ với nội dung là Miền Bắc bão sắp vào, hãy cân nhắc khi leo fan. Hơi ngán, tuy nhiên vì lúc đó mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, sáng hôm sau chuyến hành trình vẫn diễn ra, dù bị 1 chút bất lợi khi Sapa mưa dầm & rất lạnh. Chuyến leo fan diễn ra khá tốt đẹp, lên đỉnh ngay trong ngày dù thời tiết không ủng hộ lắm, mưa từ chân núi lên tận đỉnh núi – đêm ngủ lại điểm 2k8 thì mưa tầm tã (đỉnh 2k8 nằm sát 1 thác nước lớn). Và trong cơn mưa tầm tã ngày 4.9.2013, ở dưới chân núi, tại huyện Sa Pa, lũ quét và đã lỡ đã san bằng 1 trường học, khoảng 10 người chết & mất tích.
Lần thứ 2, trong đợt Tết vừa rồi, độc hành xuống SG trên cung đường 14 vừa rẽ vào 14C (Đắc Song), mặc dù di chuyển với tộc độ chậm (vào cua, khoảng 35km/h), tuy nhiên chiếc xe khách chạy ngược chiều từ SG về, chiếm hẳn phần đường & ép mình bay thẳng xuống mương, lăn 3 vòng… nhưng lần này may mắn mang giáp bảo vệ tay chân nên không sao
Lần 3, chuyến leo Tà Chì Nhù vào tháng 3 vừa rồi. Sau 1 ngày miệt mài leo, nghì đêm tại điểm 2k4, sáng sớm hôm sau nhóm bạn mình tham gia đã lên đến đỉnh núi. Sau khi chụp ảnh, ngắm cảnh… bla bla xong thì di chuyển về lại điểm cắm trại. Nếu bạn nào đã từng đi Tà rồi, sẽ biết đoạn đường từ đỉnh núi xuống nó có độ dốc như thế nào, cũng như những đoạn sống trâu (đường đi nhỏ, 2 bên là dốc cao hoặc vực) – và tôi không kiểm soát được tốc độ khi xuống dốc & lăn khoảng 10 vòng xuống 1 bờ dốc khá cao, chỉ dừng lại khi nắm được 1 bụi cây.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như thế…
Không phải ai cũng may mắn “đi là sẽ đến”, có những chuyến đi, đã mãi không đến và cũng mãi không về. Mình xin phép được tổng hợp ra đây, để răn đe bản thân và chia sẻ cùng các bạn.
- – Tháng 9/2007: Bạn Minh Ngọc (nhà F50) ko bao giờ trở về tại khu vực thác Bản Giốc – Cao Bằng
- – Tháng 2/2009: 2 bạn nhà Kỳ Diệu gặp nạn trên đường đi Bắc Cạn, Bạn Hà và 1 người nữa ra đi, còn bạn Yến chấn thương nặng phải giành giật sự sống nhiều ngày tại Việt Đức
- – Tháng 10/2009: Bạn Huy Việt (nhà Fan7) ra đi trên dòng sông Hồng trong chuyến đi làng Cổ Đô – Ba Vì
- – Tháng 9/2010: Trong chuyến đi Tây Bắc 2 bạn Hiền và Nguyên (nhà Dìm Hàng Pro) sảy chân rớt xuống suối, bị cuốn xuống chân thác tại khu vực đèo Khau Cọ
- – Tháng 11/2010: Tại địa phận Cao Phong trên đường đi Mộc Châu 2 bạn nhà Trekkingfan gặp tai nạn, bạn xế bị chấn thương, còn bạn Nhung đã ko qua khỏi
- – Tháng 10/2011: Bạn Châu (VietClimp), một thành viên du lịch nhiều kinh nghiệm đã ra đi trên đường đi Cúc Phương tham dự đại hội box Du lịch
- – Tháng 7/2012: bạn Hanamichi.tron (phuot.vn) qua đời vì kiệt sức trên đường trek Cực Đông Việt Nam
- – Tháng 10/2012: Bạn toancbr (Nhà Nesat) gặp nạn trên đường từ Phú Thọ về HN- Tháng 7/2013: trong 1 chuyến leo Fansipan bạn Ngọc Ánh tự ý tách đoàn trong khi di chuyển từ 2800m về Trạm Tôn và mất tích cho đến nay
- – Tháng 8/2013: anh Chu Hồng Đăng (Cheetah), kẻ hộ mệnh trên đường của dân du lịch bụi đã về 1 miền xa trên đường từ Tú Lệ về HN
- – Tháng 12/2013: Tại địa phận Hòa Bình, 1 xe trong đoàn phượt 60 người gặp nạn, bạn Thu Hiền ra đi ngay lần đầu tiên đi phượt, xế chấn thương sọ não
- – Tháng 4/2014: Một thành viên nhóm Phượt Hà Nội ra đi, tai nạn xảy ra trên cung đường đi Lạng Sơn
- – Tháng 6/2014: Một bạn trong lúc chinh phục cực Đông theo lối nhảy ghềnh đã ngã và tử vong.
- – Năm 2017, một bạn nữ đã bị nước lũ cuốn trôi khi băng qua suối trên tại Tà Năng – Phan Dũng, cung đường Trekking đẹp nhất Việt Nam)
- – 4/2018, một bạn Nam bị lạc đoàn, mất tích và được anh em trong cộng đồng leo núi tìm thấy ở chân thác Lao Phào.
- – Năm 2019, cũng trên cung đường Tà Năng, một bạn Nam đã gặp nạn khi di chuyển độc hành offroad tại đây.
VÌ VẬY, với tư cách người cùng đam mê, chỉ muốn được khuyên các bạn rằng:
- – Hãy trang bị những kiến thức sơ đẳng & cần thiết cho một chuyến đi
- – Cẩn tắc vô ưu
- – Lượng sức mình
- – Hành động có suy nghĩ
- – Nghĩ về gia đình trước bất kỳ hành động gì mà bạn đang làm.