javascript:void(0);
Dạo quanh 1 vòng các cộng đồng Airbnb trên Facebook đợt này dễ nhận được rất nhiều bài viết tiêu đề “SANG NHƯỢNG HOMESTAY”, “SANG NHƯỢNG AIRBNB”, bài viết này Cường sẽ chia sẻ chia sẻ kinh nghiệm bản thân từ việc đã từng nhận Sang lại dự án homestay từ chủ cũ và cũng trực tiếp sang nhượng Airbnb cho chủ mới. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực Kinh doanh này và đang muốn tìm hiểu thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Thường những bạn kinh doanh Airbnb sang nhượng lại dự án homestay Airbnb cũ của mình bởi các nguyên nhân chủ yếu như sau:
Một là, Kinh doanh không hiệu quả: Cái này dễ gặp ở những bạn host các homestay mà có chi phí đầu tư vào quá cao, dẫn đến thời gian thu hồi vốn quá lâu. Ngoài ra việc không có khách thường xuyên, trống phòng quá nhiều dẫn đến thua lỗ các chi phí vận hành hàng tháng: tiền thuê nhà, điện nước, internet, vệ sinh, nhân công…
Hai là, không đủ khả năng và thời gian để kinh doanh: Dễ gặp ở những trường hợp này là các bạn chỉ làm homestay cho vui song song với công việc full time, dẫn đến thời gian dành cho dự án không nhiều… đến 1 lúc không thể sắp xếp được việc chăm sóc cho dự án homestay của mình thì sẽ sang nhượng cho người mới. Ngoài ra, cũng có thể rằng thiếu kiến thức về Marketing, về tối ưu hiệu quả, vận hành homestay nhưng không thường xuyên học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
Sang nhượng homestay để kiếm tiền: Trường hợp này cũng không ít gặp, thường rơi vào những bạn chủ nhà có nhiều kinh nghiệm, có khả năng decor và đánh giá thị trường. Họ đầu tư chất xám, thời gian cho mô hình kinh doanh homestay của mình rồi bán lại cho những người có nhu cầu…
Vậy còn bạn, lý do vì sao mà bạn lại muốn “mua” lại các dự án homestay đang sang nhượng? theo mình đây là 1 trong các lý do:
Bạn có một khoản tiền nhàn rỗi, muốn đầu tư để sinh lợi nhuận, và bài viết về Sang nhượng homestay xuất hiện trên Facebook và bạn muốn thử. Bạn đọc về nó, bạn hỏi vài người có kinh nghiệm, và bạn thấy thích, thế là bạn bỏ tiền ra mua và làm.
Bạn không muốn tốn thời gian cho việc xây dựng, trang trí homestay: Nếu như có những bạn chuyên decor homestay để bán, thì cũng có những người không có nhiều vân tay và óc sáng tạo để
Bạn muốn kinh doanh homestay nhưng chưa có kinh nghiệm, có thể vì bạn là người thích đi du lịch, nên muốn mua lại các dự án homestay cũ để được người chủ nhà cũ hướng dẫn cho mình. Mình nghĩ đây là phần lớn các bạn đang đọc bài viết này, và thậm chí cả mình cũng vậy, khi nhận lại 1 căn homestay cũ để vận hành kinh doanh.
Dưới dây là những lưu ý dành cho bạn khi đi mua lại dự án homestay Airbnb cũ:
Bỏ tiền ra để kinh doanh, nó không chỉ còn là cảm tính mà hoàn toàn lý tính, hãy cân đối nguồn lực của mình, khả năng, thời gian của mình… và nhiều yếu tố khác nữa.
Nếu bạn đang có dự định kinh doanh mô hình này, bạn nên hiểu rằng khách du lịch sẽ lựa chọn homestay gần sân bay hoặc gần địa điểm du lịch, trung tâm thành phố, trừ 1 số trường hợp homestay có điều kiện, thiết kế quá tốt.
Do đó, đừng vì giá cả, ham muốn mà đôi khi bỏ qua việc quan trọng của địa điểm bạn muốn làm nhé.
Có rất nhiều mô hình kinh doanh homestay hiện nay ở Sài Gòn như hostel, hotel, homestay, căn hộ studio… và mỗi mô hình sẽ có những điểm mạnh yếu khác nhau, và cần sự quản lý của người chủ ít nhiều khác nhau.
Ví dụ như chia sẻ của Cường ở bài viết: Kinh Nghiệm Vận Hành Tốt Trên Airbnb Và Kinh Doanh Homestay Hiệu Quả thì mô hình căn hộ 1 phòng 2 phòng sẽ rất dễ vận hành, phù hợp với những người đang muốn xem đây là công việc tay trái. Tuy nhiên lại sẽ rất khó khăn nếu vận hành 1 căn hostel nhiều phòng…
Hãy cân nhắc, sắp xếp công việc hiện tại của mình xem có phù hợp với hình thức kinh doanh này hay không trước khi xuống tiền nhé.
Khi muốn mua lại 1 dự án, gần như bạn chấp nhận bỏ tiền cho người chủ cũ cho việc thiết kế, sữa chửa căn nhà mà bạn dự định thuê. Nếu như căn nhà ấy bạn cần decor lại, hay phải sửa chữa nhà cho phù hợp với ý bạn thì mình nghĩ, bạn nên thuê 1 căn nhà và xây dựng từ đầu, sẽ tiết kiệm và hợp với ý của mình hơn.
1 số vấn đề thường gặp ở các homestay cũ bạn nên lưu ý vào là: toilet, thấm nước…
Tài chính dự án cũ & mức giá sang nhượng homestay
Hãy đề nghị người chủ cũ cho bạn xem thống kê doanh thu của những tháng gần nhất, các khoản chi phí cho điện, nước, internet để bạn có cái nhìn tổng quát nhất.
Với doanh thu từ người chủ cũ, bạn có thể tính ra lợi nhuận… và từ đó cũng dễ dàng tính ra được thời gian hoàn vốn mà bạn đã bỏ ra cho việc sang nhượng.
Theo mình, hãy cố gói gọn trong 6 tháng, khoảng thời gian đủ để bạn quen và hiểu 100% mô hình kinh doanh của mình.
Hãy làm việc trực tiếp với chủ nhà để ký hợp đồng thuê nhà mới. Thường là 2 năm và cam kết không tăng giá.
Giấy phép kinh doanh của cơ sở kinh doanh cũ nếu có cũng nên xin sang tên lại hoặc nhờ chủ cũ hủy đi để bạn đăng ký mới. Việc này sẽ tránh các rủi ro với chính quyền khi bạn kinh doanh dịch vụ.
Nếu bạn mua lại dự án sang nhượng homestay, hãy deal có thể giữ lại được tất cả các tài khoản bán phòng: Airbnb, Booking, Fanpage… vì thường nó đã bao gồm những lượt review và có 1 tuổi đời nhất định. Ít nhiều có giá trị so với fanpage, 1 tài khoản Airbnb mới toanh.
Nếu bạn phải tạo mới tài khoản như Airbnb này kia, có thể tham khảo các bài phía dưới mà Cường đã hướng dẫn chi tiết nhé.
Mình nghĩ việc kinh doanh Airbnb cũng như sang nhượng homestay từ các dự án cũ, cũng có nhiều tiềm năng và rủi ro. Là người trực tiếp bỏ tiền cho 1 dự án nào đó, bạn hãy là người tìm hiểu thật kỹ (có thể dựa trên những lời khuyên của mình ở đây) và ra quyết định đúng đắn nhất nhé.
Bạn cũng có thể đọc thêm các bài viết mà Cường chia sẻ về lĩnh vực kinh doanh Airbnb tại đây:
Hiện nay các bạn sẽ mất hoa hồng 15% cho mỗi đặt phòng, nhưng nếu đăng ký qua đây thì bạn sẽ miễn phí hoa hồng 15% cho 5 đặt phòng đầu tiên nhé: https://lexuancuong.com/host-booking
Để có một chuyến du lịch hoàn hảo, bạn sẽ phải lên kế hoạch chu…
Vì đặc thù công việc nên mình cũng hay phải nay đây mai đó, và…
Xứ sở hoa anh đào với cảnh sắc đẹp như tranh vẽ chính là điểm…
Úc là xứ sở của những những công trình kiến trúc độc đáo như nhà…
Nếu như bạn đã từng nghe đến khái niệm Kiếm tiền từ Affiliate hay Tiếp…
“Bí kíp” bạn phải nằm lòng khi đi du lịch Lý Sơn. Đảo Lý Sơn…