Con đường Điệp Sơn thuỷ đạo vào buổi sáng. Đã gặp chuyện không vui ở đây nhưng mình không hề tẩy chay Điệp Sơn, Điệp Sơn sẽ còn nhiều thứ để khám phá, những góc cảm nhận khác của Điệp Sơn mà lần đến này mà mình chưa trải nghiệm hết. Để đi Điệp Sơn lần tới, mình sẽ:
- Di chuyển ra Điệp Sơn:
Cảng ra Điệp Sơn cách Nha Trang khoảng 40km, bạn có thể chọn cách đi tự xe máy, xe bus… từ đây bắt tàu ra Điệp Sơn. Trước đây để đi ra Điệp Sơn có đò hằng ngày, nhưng hiện nay tàu không còn thường xuyên (mình chưa nắm rõ được lịch cụ thể). Mình thích phương án này nhất, vì nó rẻ nhất, và dễ tiếp xúc với người dân đảo, dùng dịch vụ của chính người dân đảo; nhưng có thể không thuận lợi cho lịch trình và tốn thời gian. Hiện nay Cano đã đem vào khai thác để đưa đón khách du lịch, giá 200k/mỗi người khứ hồi. Giá cao nhưng là phương án tối ưu nhất, nhanh… nhưng hy vọng sẽ ít gặp những vấn đề khó chịu như mình.
Nếu bạn đi theo nhóm, có thể thuê nguyên 1 chiếc ghe của người dân trên đảo để đón đi chơi. Theo như thông tin mình nắm được thì giá rơi vào tầm 50k/người. 2. Lưu trú & ăn uống tại Điệp Sơn:
- Ở Điệp Sơn bạn có thể chọn 1 số phương án như sau:
– Ngủ lều: nếu không tự mang theo, bạn có thể lựa chọn thuê tại đảo 1 số đơn vị dịch vụ với giá khoảng 100k/lều 2 người (gồm chiếu, 2 gối, chăn mỏng). Hôm mình ở tại Điệp Sơn quán, thời tiết nóng và không có gió.– Ngủ nhà dân, đây là nhà người dân ở, do du lịch phát triển nên họ nhận thêm khách để dịch vụ nên sẽ không đủ tiện nghi hay phù hợp nhiều người. – Có thể liên hệ nhà Chú Mẫn – trưởng thôn: 01267325657 giá 100k/ lều 2 người gồm tiền tắm rửa – Nhà chị Thảo 0938811598 – 30k/người ở nhà dân. Có thể alo trước để đặt đồ ăn theo chi phí bạn có.
- Để ăn uống tại Điệp Sơn bạn có thể mang theo đồ ăn từ đất liền (mua tại chợ Vạn Giã) mang theo lên đảo Điệp Sơn hoặc đặt nhà người dân nấu cũng như chuẩn bị. Ăn sáng: có bánh mỳ & bánh canh siêu ngon.
3. Chơi gì ở Điệp Sơn? Điệp Sơn nhỏ, và không đặc sắc, biển không đẹp như nhiều chỗ khác. Và điều độc đáo nhất và thu hút mọi người đến đây có lẽ là con đường thủy đạo:
- Con đường Điệp Sơn thủy đạo: nước sẽ lên cao vào sáng đến trưa và cạn vào chiều tối. Do đó bạn canh thời gian để ra chơi. Nếu muốn đi dạo trên con đường thủy đạo thoải mái thì có thể ghé tầm sau 3h chiều, nước săm sắp… đến chiều 7h là gần như đường khô ráo nối qua đảo nhỏ.
- Đi bộ dọc vào làng, trò chuyện với những người dân chất phác, nhiệt tình:
Ở Điệp Sơn, chỉ khoảng hơn 100 hộ dân với 1 con đường bê tông nhỏ xuyên làng. Đi dọc con đường làng, chào hỏi và trò chuyện với mọi người ở đảo. Uống ly cafe tám chuyện, nghe mọi người kể về đảo, về công việc hàng ngày là thứ thú vị mình từng trải nghiệm được ở đây. Buổi tối, các cô chú tập trung đi bắt cua còng ở gần thủy đạo. Họ xuất phát dựa vào con nước lớn hay nhỏ, tuy nhiên tầm 7h là bắt đầu đi đến 2, 3h sáng. Mỗi ngày như vậy sẽ thu được khoảng 300 ngàn/người. Thuê tàu đi các biển đẹp gần đó: Hòn Mao, Sơn Đừng…. dịch vụ có nhưng mình chưa có cơ hội thử. Mỗi người có một cách đi du lịch khác nhau & sẽ có những trải nghiệm khác nhau, vì lý do thời tiết, con người hay những câu chuyện trên đường để có những cảm nhận về mỗi điểm đến khác nhau. Mình chia sẻ thông tin về việc Tẩy chay ĐIỆP SƠN QUÁN – một đơn vị khai thác du lịch tại Điệp Sơn vì những thứ mình gặp phải, bức xúc và cảnh báo mọi người… Tuy nhiên mình không hề tẩy chay Điệp Sơn, Điệp Sơn sẽ còn nhiều thứ để khám phá, những góc cảm nhận khác của Điệp Sơn mà lần đến này mà mình chưa trải nghiệm hết. Hy vọng các bạn cũng nên vậy và sẽ có những thứ hay ho hơn khi du lịch Điệp Sơn.
Điệp sơn biển không được trong xanh, đáy biển cũng khá nhiều bùn. Nên bạn cẩn thận tý nhé. Tắm biển thì nên tắm bên cạnh con đường, đừng nên bơi ra xa. Công ty mình tổ chức tour tại đây hằng ngày, nên mình nắm rõ.
Cảm ơn bạn nhé!