Bên cạnh leo núi Bà Đen (Tây Ninh) thì leo núi Chứa Chan, hay còn gọi là Gia Lào (Đồng Nai) là một điểm đến khá quen thuộc với những người yêu thích leo núi và trekking.
Núi Chứa Chan ở đâu?
Núi Chứa Chan (Gia Lào) là đỉnh núi cao thứ hai của Đông Nam Bộ với độ cao hơn 800m, là nóc nhà của tỉnh Đồng Nai. Nằm ở thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, – cách SG khoảng 100km.
Từ Sài Gòn đến núi Chứa Chan, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân. Trường hợp bạn muốn đi xe bus thì có thể đặt vé xe trên vé xe rẻ: https://lexuancuong.com/ve-xe-saigon-dongnai hoặc alo các xe Kim Mạnh Hùng (0949 714 525) hay Cường Thủy ( 02513 876 068) (đến Long Khánh).
Nếu muốn thuê xe tự lái 4 – 7 chỗ thì bạn đặt qua Mioto: https://lexuancuong.com/mioto, nhập mã OMGCUONGLY15 để được Giảm giá 15%, giảm tối đa 150K
Cung đường Leo núi Chứa Chan:
Để lên đỉnh núi Chứa Chan, có hai cung đường chính hay được mọi người lựa chọn: (Ở đây mình hướng dẫn các bạn từ Sài Gòn, còn nếu bạn ở Hà Nội hay những nơi khác thì canh vé máy bay giá rẻ vào đây rồi thuê xe máy đi tiếp nhé)
Leo núi Chứa Chan qua đường chùa: Gửi xe ở khu du lịch Núi Chứa Chan (có thể đi bằng cáp treo hoặc theo đường bộ, lên chùa Gia Lào, sau đó tiếp tục theo đường mòn leo lên đỉnh núi. Cung đường này dài hơn và dễ lạc hơn.
- Để đi đường này bạn sẽ mất khoảng 3 tiếng leo lên từ chân núi lên đỉnh.
- Mình đã từng lạc ở đường chùa leo núi Chứa Chan 2 lần vào năm 2015.
- Xem thêm: Lạc trên Núi Chứa Chan
Leo núi Chứa Chan theo đường cột điện: đây là đường dân Phượt ưa thích vì được gần gũi với thiên nhiên và tránh đi cái ồn ào, đông đúc.
- Sau khi đến thị trấn Gia Ray, đi theo đường Ngô Quyền đến đường Hoàng Đình Thương rẽ trái, đi đến hết đường gặp đường Ngã Ba Ông Đồn rẽ phải khoảng 200m nữa là đến đường leo. Toạ độ điểm gửi xe: 10.930510, 107.393302
Bạn mình mới cập nhật thì anh chị chủ nhà hiện nay cũng cung cấp khá nhiều đồ dùng, bạn có thể alo để đặt trước, còn muốn tự chuẩn bị đồ thì đọc bài này của mình: Kinh nghiệm trekking cho người mới, đồ đạc cần thiết cho 1 chuyến trekking
Đi leo núi Chứa Chan theo đường cột điện, bạn chỉ cần đi dọc đường mòn, nhìn theo cột điện và đường dây điện tương tự như leo núi Bà Đen. Ở đây có khoảng 125 cột, nhưng đánh số bắt đầu từ số 20, do đó bạn chỉ cần để ý đến cột 145 là đến đỉnh núi.
Đường leo núi Chứa Chan không quá dài, nhưng có một con dốc khá dài và cao. Đây là đoạn đường thử thách nhất, còn lại đa phần là đường thoai thoải khá dễ dàng để di chuyển.
Ở cột 99, nhớ lưu ý rẽ trái đi theo đường cột điện, cẩn thận đi nhầm qua đường mòn đi lấy tre của người dân. Ở cột 135 sẽ có bãi cắm trại đầu tiên ngay gần đường, phía bên phải. Bạn có thể hạ trại ở đây hoặc lên khu vực đỉnh núi.
Theo đường cột điện, bạn sẽ mất khoảng 2 – 4 tiếng để leo lên đỉnh núi và 1,5 – 2 tiếng khi xuống. Chuẩn bị cho mình khoảng 1,5 lít nước (nếu đi trong ngày) hoặc 3 lít nước (nếu qua đêm) và một đồ ăn để lấy năng lượng leo núi.
Bạn có thể gặp biển Mây bồng bềnh trên núi Chứa Chan vào mùa mưa nếu may mắn.
Núi Chứa Chan thích hợp cho những chuyến đi trong ngày hoặc cuối tuần cùng bạn bè sẽ là trải nghiệm đáng nhớ.
Thông tin thêm cho bạn:
- Review Ứng dụng Mioto, thuê xe tự lái
- Danh sách xe khách Limousine tuyến Sài Gòn, Đồng Nai
Câu hỏi thường gặp về Leo Núi Chứa Chan
Đường đi núi Gia Lào bằng xe máy như thế nào?
Sau khi qua cầu Đồng Nai, đến ngã ba Vũng Tàu thì bạn theo hướng Ql52 – đường tránh Võ Nguyên Giáp.
Sau khi gặp Ql1A, bạn di chuyển đến thị trấn Gia Ray, Xuân Lộc.. rồi tìm đến Toạ độ điểm gửi xe: 10.930510, 107.393302 rồi leo núi.
Leo núi Chứa Chan có lạc không?
Giá vé cáp treo núi Gia Lào như thế nào?
– Giá vé cáp treo khứ hồi:
+Người lớn là 180.000 đồng/khách
+Trẻ em là 90.000 đồng/khách (chiều cao 0,9m-1,2m), dưới 0,9m: miễn phí, trên 1,2m tính như giá người lớn
– Giá vé cáp treo 1 chiều:
Chiều lên: Người lớn: 110.000đ/1 người; trẻ em: 60.000đ/1 người
Chiều xuống: Người lớn: 90.000đ/1 người; trẻ em: 50.000đ/1 người.
Núi này có leo một mình có nguy hiểm không anh. Trên đường leo núi có nhiều người leo ko ạ.
Chào Minh. Theo anh thấy thì Núi Chứa Chan leo không nguy hiểm, tuy nhiên đường chùa hơi dễ lạc (Anh từng lạc 2 lần) và buổi tối leo đường cột điện thì từng gặp rắn.
Thông thường các ngày cuối tuần sẽ rất đông người leo và cắm trại (tối thứ 7) ở trên núi em nhé!
Đi đường cột điên rẽ trái cột 98 hay99 hả a. E thấy có bài nói rẽ ở cột 98. Có cần thuốc chống côn trùng ko a. Cảm ơn a nhìu😊
Tương đối ở khu vực đó có 1 ngã rẻ đó em. Mình chọn đi bên trái thay vì bên phải 😀 😀 Nếu có thuốc thì nên mang nhé Thư 😀 Đi rừng núi mà, có thì tốt hơn chớ!
anh ơi em nghe nói núi từng chị cháy, bây giờ leo còn đẹp không anh?
Núi Chứa Chan từng bị cháy khá lâu rồi, hiện nay núi đã được trồng cây trở lại, khá đẹp. Tuy nhiên các bạn khi leo núi nhớ đừng xả rác và cẩn thận khi sử dụng lửa để nấu ăn nhé!
cho e hỏi nếu bắt đầu từ thành phố HCM thì mình nên đi từ mấy giờ thì tốt và có nên ở lại đêm đó k hay về trong ngày vẫn đc vậy a.cần chuẩn bị những gì cụ thể ạ? em cám ơn a!
Chào Huế. Từ Sài Gòn nếu muốn đi trong ngày thì em đi từ tầm 5- 6h sáng, chạy xe 3 tiếng rồi bđ leo (khoảng 2-3 tiếng) nữa 😀
Khoảng cách 100km từ SG nên có thể đi trong ngày, cần chuẩn bị gì thì em đọc lại bài của anh nhé 😉 Chủ yếu là nước & đồ ăn thôi. Nhớ đừng xả rác nha 😀
Anh có chỉ dun em đi đường cáp treo hk a?
Chào em.
Đường này anh mới chỉ đi 2 lần, và cũng bị lạc, lâu quá anh không đi lại nên sẽ không chỉ chi tiết cho em được. Em tham khảo các bài viết khác xem nhé.
Cảm ơn Hiếu!
Đường leo núi như leo núi Bà Đen không bạn? Mình đã leo nui Bà Đen theo hướng chùa.
Núi Bà Cao và khó khăn hơn Chứa Chan bạn nhé. Bạn tham khảo bài viết Cường chi tiết : Hướng dẫn Leo Núi Bà Đen nhé!
Chào bạn. Lúc đi xuống thì mình nên đi đường chùa hay vẫn xuống đường cột điện ? cái nào dễ xuống hơn ?
Tuỳ bạn thôi. Cường đi nhiều lần nên thường xuống cột điện luôn. C thấy đường này dễ hơn, đường chùa đi qua nhiều hàng quán xô bồ và bậc thang nên cũng k thích lắm bạn 😀
Trên đỉnh núi gia Lào gần chùa có nhà nghỉ không anh
Hehe, giờ đọc bài này mới biết là bị lầm núi Chứa Chan với núi Bà Đen. Leo Bà Đen mà còn quả quyết với cô bán hàng là đã từng ăn bánh xèo ở đó nữa chớ. Hơ hơ. Cám ơn bài viết của anh Cường 😀
Cảm ơn em ^^
Cảm ơn bài hướng dẫn của anh
Cảm ơn em
Núi chứa chan này còn cung đường nào khác khó đi với có suối không anh ngoài 2 đường chùa với cột điện ?
A Không biết nha Huy. có thể có do xung quanh núi người ta đi rẫy nhiều ^^
chào anh, em muốn đi theo lối chùa để lên núi, anh có thể cho em 1 số lưu ý để đi tránh lạc được không ạ. cảm ơn anh nhiều
anh cho em hỏi, em muốn leo theo lối chùa thì có kinh nghiệm nào để tránh lạc không anh, cảm ơn anh
Chào em.
Nếu chỉ lên chùa thì đường đi khá dễ, chỉ cần theo bậc thang. Còn nếu đi lên đỉnh núi thì các bạn nên đi chung với người biết đường nhé!
Anh ơi cho em hỏi a có số điện thoại cô gửi xe k ạ? Nếu có a cho e xin với ạ. Em cảm ơn a nhiều
Chào em,
Anh không có số, mà ở đó là nhà ở + giữ xe nên lúc nào cũng có người, em đến gửi là được mà.
Thanks
Chào anh em, tết nầy mình dự định là leo núi Chứa chang nhưng ko biết 30 tết có ai nhận giữ xe không vậy. và những ngày giáp tết bên Biên Phòng có cấm leo không. Anh em nào từng leo ngày tết hoặc là thổ địa cho mình biết với.
Chào anh, nhóm em dự định đi ô tô cá nhân tới núi, xung quanh núi có chỗ nào nhận giữ xe oto qua đêm không anh? Tụi em định leo lên đường cột, xuống đường chùa/cột, từ chỗ giữ xe đến chỗ leo đường cột bao xa và thuận tiện không ạ? Cảm ơn anh
Cho e hỏi là nếu đi xe khách từ SG lên đó thì đi thế nào ạ ?…
Ông viết chia sẻ nội dung thì cũng tạm được, gọi là xào xáo cho không phải Copy. Cái quan trọng nhất là thông tin độ cao mà ông còn cập nhật sai thì chả biết hay dở như nào coi như nội dung không đáng tin tưởng. Ông xem lại ngay hộ tôi cái độ cao núi Chứa Chan, độ cao núi Bà Đen ở phần cuối ông cập nhật nhé.
Dạ thưa ông, tôi viết theo trải nghiệm của tôi & thông tin vv leo núi cho mn tham khảo. Việc sai sót có thể sẽ có, mấy cái số độ cao đó nếu ông quan trọng PHẢI CHÍNH XÁC 100% thì chịu khó seach thêm wiki nhé.